top of page
  • Youtube
  • LinkedIn
  • Facebook

Trẻ sinh thường có sức khỏe và đề kháng tốt hơn trẻ sinh mổ?

Đã cập nhật: 31 thg 7, 2024



Chúng ta vẫn hay nghe “Trẻ sinh thường có sức khỏe và đề kháng tốt hơn trẻ sinh mổ”. Điều này liệu có đúng?

Bản thân là một bà mẹ của hai em bé, đã sinh mổ bé đầu và sinh thường bé thứ hai; mình cũng đã đồng hành với rất nhiều các bà mẹ trong quá trình mang thai và sinh nở, vì vậy mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. 


Một nhân tố có tính quyết định trong việc tạo nên sự khác biệt này chính là: Hệ vi sinh vật đường ruột (Probiotics) - quần thể vi khuẩn khổng lồ và các chất chuyển hóa của chúng, cư ngụ tại ruột. Bộ sưu tập này có số lượng vượt trội hơn tế bào chủ 10 lần và chứa vật liệu di truyền lớn hơn 150 lần so với số nhiễm sắc thể của cơ thể vật chủ. Có hơn 100 nghìn tỷ vi khuẩn hiện diện trong ống tiêu hoá bao gồm hơn 1000 loài khác nhau cư trú trong ruột. Đa số các vi sinh vật ruột thuộc 2 ngành: Firmicutes và Bacteroidetes.” (*)

”Hệ vi sinh vật ruột ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống miễn dịch của vật chủ bằng cách bảo vệ cơ thể vật chủ chống lại các mầm bệnh ngoại sinh và đáp ứng miễn dịch bảo vệ. Do đó, một thảm vi sinh vật ruột bị thay đổi có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sự khởi phát bệnh tự miễn và bệnh viêm.” (*)

Vậy hệ vi sinh vật của mỗi người bắt đầu hình thành từ thời điểm nào? 


Trước đây người ta cho rằng môi trường trong tử cung phần lớn là vô trùng và bào thai không bị nhiễm vi khuẩn cho đến khi sinh ra. Nhưng hiện nay, các nhà khoa học đã tìm thấy  những bằng chứng về sự xuất hiện của hệ vi sinh vật đường ruột ở trẻ sơ sinh một tuần tuổi. Điều đó chứng tỏ hệ vi sinh vật đường ruột, hô hấp, tiết niệu, da…đã được lan truyền từ mẹ sang con từ trước khi trẻ chào đời, khi thai nhi tiếp xúc với hệ vi sinh của mẹ qua: nhau thai, nước ối và qua âm đạo của mẹ (đối với trẻ sinh thường). 


Hệ vi sinh vật trong nhau thai là “hệ vi sinh vật hội sinh không gây bệnh”, chúng có một vài điểm tương đồng với hệ vi sinh vật đường miệng của chúng ta. 


Trong ba tháng cuối của thai kỳ, thai nhi trưởng thành hơn về mặt thần kinh, và bắt đầu nuốt một lượng lớn nước ối. Nếu môi trường nước ối chứa đầy hệ vi sinh vật của chính nó thì lúc này ruột của thai nhi sẽ có sự xuất hiện của các sinh vật này.


Các nghiên cứu cho thấy phân su không phải là một chất vô trùng. Trong trường hợp, trẻ đi ra phân su khi còn nằm trong bụng mẹ, và việc trẻ nuốt nước ối chứa phân su, là một trong những nhân tố khiến cho hệ vi sinh vật đường ruột có sự đa dạng và phong phú hơn.


Tới đây chúng ta có thể thấy, mọi em bé đều được thừa hưởng hệ vi sinh vật quý giá của mẹ trong thai kỳ thông qua nhau thai và nước ối. Vậy điều gì tạo nên sự khác biệt cũng như khiến “Trẻ sinh thường thường khoẻ mạnh và sức đề kháng tốt hơn trẻ sinh mổ" ?


Đó chính là “kiểu sinh” - nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hệ vi sinh vật da và ruột của trẻ. “Trẻ sinh thường có hệ vi sinh giống hệ vi sinh ở âm đạo người mẹ mà ưu thế là chủng Lactobacillus và Prevotella. Trong khi đó trẻ sinh mổ thì lại có hệ vi sinh đặc trưng của da mẹ gồm Staphylococcus, Corynebacterium và Propionibacterium. Việc sinh mổ có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh miễn dịch như hen suyễn, dị ứng và thậm chí là bệnh viêm ruột. Rất có khả năng Lactobacilli từ âm đạo đóng vai trò bảo vệ trẻ sơ sinh bằng cách tạo ra hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh chống lại mầm bệnh.”(*)


Hiểu một cách đơn giản, trẻ được sinh thường sẽ có cơ hội được tiếp xúc với hệ vi sinh vật trong âm đạo của mẹ, còn trẻ sinh mổ thì không. Hệ vi sinh vật đa dạng hơn, chính là ưu thế giúp trẻ sinh thường có sức khỏe và đề kháng tốt hơn. 


Cũng giống một con bướm 🦋 cũng cần tự mình chui ra khỏi kén mới có thể đủ sức tung cánh bay. Một đứa trẻ sinh tự nhiên sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.

(*)Trích dẫn từ chia sẻ của Bs. Hà Nguyên Phương Anh.


Comentarios


bottom of page